Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog

Trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm với mức bình quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (MTKK).


     Ô nhiễm không khí (ONKK) không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp… mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. ONKK được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Với mục đích cung cấp bức tranh tổng thể về chất lượng MTKK, Bộ TN&MT đã xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 với chủ đề Môi trường không khí. Báo cáo phân tích cụ thể hiện trạng MTKK xung quanh (không bao gồm MTKK trong nhà và trong khu vực sản xuất) giai đoạn 2008 - 2013, chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho những năm sắp tới.

     Chất lượng MTKK chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết, độ che phủ cây xanh và các hoạt động kinh tế - xã hội

     Các yếu tố khí hậu và thời tiết (bao gồm chế độ bức xạ, nhiệt độ, lượng mưa…) có ảnh hưởng nhất định đến MTKK. Ở Việt Nam, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo vùng miền. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam khí hậu nhiệt đới trong khi khu vực cao nguyên biểu hiện đặc trưng khí hậu ôn đới. Khí hậu khô, nóng, bức xạ nhiệt cao là các yếu tố làm thúc đẩy quá trình phát tán các khí ô nhiễm, còn mưa nhiều có thể góp phần làm giảm các chất ONKK.

     Ngoài ra, độ che phủ cây xanh cũng là yếu tố giúp giảm lượng khí thải trong khí quyển đáng kể. Theo thống kê ở nước ta, mặc dù tổng diện tích rừng đã tăng, đạt mức độ che phủ 40%, nhưng chất lượng rừng đang tiếp tục suy thoái. Đối với các khu vực đô thị, mật độ cây xanh chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ. Cụ thể, tại thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diện tích này mới đạt <4m2/người, thấp hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn (10-15 m2/người) và không đáp ứng vai trò lá phổi xanh giảm thiểu ONKK.

Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội chưa được quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng MTKK. Ở Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế được ghi nhận giảm do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính từ cuối 2007 - 2010. Tuy vậy, sức ép môi trường từ các ngành nghề vẫn không hề nhỏ. Các nguồn thải hiện nay đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô.

     Áp lực lên MTKK có sự thay đổi tùy theo đặc thù phát triển của từng vùng miền và quy mô tính chất của từng nguồn thải. Số lượng đô thị tăng nhanh chóng kèm với gia tăng nhanh dân số đô thị (hiện chiếm 32% tổng dân số toàn quốc) trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề MTKK ở các đô thị loại I và II. Hoạt động xây dựng, cải tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm phát tán bụi vào MTKK xung quanh.

Trong khi đó, theo ngành nghề thì xây dựng gây áp lực MTKK chủ yếu do các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp BVMT tại công trường xây dựng. Áp lực từ hoạt động dân sinh tập trung ở khu vực nông thôn nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, củi... và các chất thải chưa được kiểm soát. Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại trong 2 năm từ 2011 - 2013) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại khí thải gồm khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, NOx 65%, và một số khí khác như H2S và NH3. Lĩnh vực trồng trọt cũng gây ra vấn đề môi trường do tăng lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và lượng chất thải sau thu hoạch (gồm rơm rạ, cây khô) thiếu kiểm soát.

     Hoạt động của một số nhóm làng nghề, điển hình như làng nghề tái chế, tạo sức ép đáng kể lên môi trường và phổ biến ở khu vực miền Bắc nơi chiếm đến 60% tổng số làng nghề trong toàn quốc.

      Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng MTKK. Trong đó, các khí CO, VOC, TSP chủ yếu do các loại xe máy phát thải còn đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2 và NO2.

 

Chuyên cung cấp dịch vụ môi trường - công ty môi trường tphcm :

CÔNG TY CP DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (SGC)

Trụ sở: 49F/1, HT18, P.Hiệp Thành, Q12, HCM

VPGD : 224,KP1,HT37,P.Hiệp Thành,Q12, HCM

Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057

CN Hà Nội: số 10, ngách 173, ngõ 192, Lê Trọng Tấn, Q. Hoàng Mai

Tel: 0283.717.7382Fax: 0283.717.3057

Fb: https://vi-vn.facebook.com/hsevn.sgc

Email: info@hsevn.com.vn

Website: http://hsevn.com.vn

Dịch vụ: http://hsevn.com.vn/tu-van-lap-bao-quan-trac-giam-sat-chat-luong-moi-truong-dinh-ky-lam-viec-tai-cac-nha-may-va-khu-cong-nghiep.html

Tag(s) : #Công ty môi trường, #Công ty môi trường tp.hcm, #Công ty môi trường công nghiệp
Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe: